jeudi 20 février 2014

Lời nói với việc làm

« Gừng càng già càng cay », còn người già thì sao nhỉ, tôi tự hỏi ? Nghe nhiều, thấy nhiều, kinh nghiệm nhiều hay là lặp đi lặp một kinh nghiệm chăng ?

Tôi đã trải nghiệm qua nhiều cuộc bể dâu, di tản nhiều lần, từ thành thị về thôn quê, từ Bắc vào Nam, từ trong nước ra ngoài nước, nay đã vượt quá cái tuổi « thất thập cổ lai hy », với hơn nửa chục năm bonus nữa, kể ra đã có nhiều may mắn, thọ hưởng nhiều phúc đức của ông bà !

Tôi nhận thấy trong nhiều lãnh vực, chính trị, kinh tế, xã hội, trong đạo cũng như ngoài đời, lời nói với việc làm, thường không đi đôi với nhau mà còn có khoảng cách khá dài. Ngay ở thế kỷ 17, nhà văn hào Pháp Molière cũng có nhận xét tương tự : « Le chemin est long du projet à la chose » (Có một chặng đường dài từ dự tính đến việc làm).

mercredi 19 février 2014

Phiên chợ mừng Xuân - 2013

Chủ nhật mùng bảy tháng tư,
Chợ phiên không dự về nhà không yên.
Món ăn từ khắp mọi miền,
Thêm phần văn nghệ tưng bừng vui thay!

Hằng năm, cứ mỗi khi tổ chức Tết vừa xong là các sư cô của Thiền đường Hơi Thở Nhẹ lại tất bật chuẩn bị cho Ngày Chợ Phiên liền ngay sau đó khoảng một tuần. Năm nay vì có Khóa tu Xuất Sĩ một tuần lễ tiếp theo những ngày Tết ở Làng, lại thêm một số các anh chị đi hành hương Ấn Độ đến gần cuối tháng ba mới về và nhất là thời tiết năm nay hơi lạ, đã sắp sang xuân rồi mà tuyết vẫn còn rơi, nên các sư cô đành phải hoãn ngày Chợ Phiên vào đầu tháng tư.
Chủ nhật mùng bảy tháng tư đã được loan truyền nhanh đến tăng thân. Mọi người ghi danh nhận làm món ăn mình sẽ bán và chuẩn bị mua sắm vật dụng từ tuần lễ trước. Các sư cô trẻ rất tích cực, tháo vát và làm việc thật đồng bộ, nhịp nhàng, vén khéo. Sư cô Cảnh Nghiêm phụ trách việc các cô chú đăng ký bán các món ẩm thực trong ngày Chợ Phiên. Thực đơn vô cùng hấp dẫn: bánh cuốn Hậu Giang, bò pía Triều Châu, chả giò Sa Đéc, xôi vò Hà Nội, pâté chaud, cà ri Lào, bánh bao Chợ Lớn, bánh crêpe France, cà phê Việt Nam, chè ba màu, bánh xèo, mắm thái Bến Tre (mắm thái ngon nổi tiếng của cô Bảy)… và còn rất nhiều món ăn khác nữa mà chúng tôi nhớ không hết.

Đâu là sự thật ?

Người Tây phương thường nói : « Sự thật thoát ra từ miệng trẻ ». (« La vérité sort de la bouche des enfants »). Người Việt chúng ta cũng có cùng một ý tưởng nhưng diễn tả dưới một dạng khác : « Đi xa hỏi già, về nhà hỏi trẻ. » Điều này chưa hẳn đã hoàn toàn đúng. Chàng Trương đã có suy nghĩ như thế nên mới tin lời trẻ khi nghe nó nói : « Tối bố con mới về ». Lửa ghen đã đốt cháy tim gan chàng trai này nên đã có thái độ khiếm nhã, khinh khi, coi thường phẩm hạnh của Thiếu phụ Nam Xương khiến nàng quá phẫn uất phải trầm mình xuống sông tự vẫn để gột rửa nỗi oan, tạo nên cảnh : « Làn nước chi cho lụy đến nàng ! »

mardi 18 février 2014

Cuộc Thỉnh Kinh Đầy Thú Vị

Thiền hành trên đất Bụt
Cuộc đời đức Bụt là một thiên hùng ca tuyệt đẹp, tạo cảm hứng cho không biết bao nhiêu người trên thế giới trong hơn 2500 năm qua. Được viếng thăm những Phật tích ở Ấn Độ là một điều rất quan trọng cho người thực tập đạo Bụt, “là một phước đức lớn trong cuộc đời”. Từ 24/02/2013 đến 13/03/2013 Học viện đã tổ chức chuyến hành hương về ẤN Độ với chủ đề Theo Dấu Chân Bụt với 44 vị cư sĩ và 11 vị xuất sĩ tham dự. Chuyến hành hương này cũng là một khóa tu theo truyền thống tu học của Làng Mai. Đây là cơ hội ôn lại cuộc đời của Bụt qua những bài pháp thoại về sự tích Bụt đản sanh, thành đạo, chuyển pháp luân, nhập niết bàn.

Theo lịch trình, đoàn đã đến thăm, đảnh lễ các thánh tích như thành Câu Thi La – nơi Bụt chọn điểm dừng chân lần cuối cùng trong suốt cuộc đời hoằng pháp độ sanh để vào Niết Bàn; nước Vaishali – một trong tám nước được tôn thờ một phần Xá Lợi của Bụt và cũng là nơi kết tập kinh điển lần thứ 2 của Hội Đồng Tăng Già gồm 700 vị A La Hán, sau khi Bụt nhập Niết Bàn khoảng 110 năm; Bồ Đề Đạo Tràng- nơi Đức Thế Tôn thành tựu Vô Thượng Chánh Giác; sông Ni Liên Thuyền (Nijanyana) – nơi Bụt liệng bát giữa dòng sông, sau khi thọ nhận bát sữa của nàng Sujata cúng dường; Sông Hằng – con sông thiêng liêng, huyền bí nổi tiếng trên thế giới, thường được Bụt lấy ví dụ số cát làm số đếm để so sánh hoặc miêu tả về điều gì mỗi khi nói pháp. Ngoài ra, những sinh hoạt khác như thiền tọa thiền hành, pháp đàm, nghe pháp thoại có mặt trong xuyên suốt chuyến đi. Người tham dự có cơ hội chiêm chiêm nghiệm về quá trình phát triển lịch sử và tư tưởng Phật giáo. Chuyến đi này đã để lại trong lòng mỗi người những cảm xúc khác nhau, BBT xin gởi đến quý độc giả bài ghi nhận sau.


mardi 4 février 2014

Một ngày đầu xuân

Tin cực kỳ thú vị

 
Được Sư Cô Chân Không cho hay, Sư Ông rất muốn gặp giới trẻ Việt Nam ở Làng, chúng tôi vội báo tin cho các cháu nhân ngày Chánh niệm 04.12.2011.
Thế rồi sau đó vài ngày, với cái tít thật hấp dẫn: "Về Làng ăn Tết, tin cực kỳ thú vị và quan trọng!" đã đánh động đến tâm hồn các bạn trẻ. Muốn đi xe lửa với giá được giảm tối đa, các bạn trẻ phải đăng ký trước ngày thứ năm 08.12.2011. Ngay tối hôm ấy đã có 20 bạn  ghi tên tham dự. Hai cô cháu  đã liên lạc nhau để quyết định mua vé ngay, nếu không sẽ mất cơ hội.
Và cứ thế, danh sách tăng đến phút chót là 31 người: 25 người trẻ và 6 người lớn tuổi (tuy đã khá trọng tuổi, song mỗi lần được về Làng ăn Tết là lòng tôi lại nôn nao như khi còn trẻ ).

Thư cho các con nhân ngày Vu Lan


Các con thương yêu của mẹ,
Mẹ đang hạnh phúc lắm các con biết không ? Hè năm nay cả nhà mình đều về Làng tu tập. Mẹ vui mừng khôn tả vì đây là ước mơ lớn nhất của mẹ. Giấc mơ ấp ủ bao năm rồi, nay mới được toại nguyện. Bố khoe với mẹ ngày nào bố cũng dậy sớm ngồi thiền. Các thầy và sư cô khen Huy năm nay tu tập tinh tấn hơn mọi năm.
Được bơi lội và ngâm mình trong không gian thật bình an, đầy ắp thương yêu của Sư Ông, của các thầy, sư cô cũng như của tăng thân bao quanh, bố và các con hẳn đã được nuôi dưỡng và trị liệu rất nhiều. Mẹ thật sung sướng chắc sẽ trẻ thêm được vài tuổi.
Hai tuần trước, lúc bố và các con về Làng, trời không đẹp, lạnh và mưa nhiều. Tuần này mẹ về thì trời nắng đẹp lạ lùng. Mỗi sáng, sau khi ngồi thiền xong mẹ thích ra sàn gỗ ngoài hiên, ngồi lặng yên trong không gian tươi mát và tịch tĩnh, lòng thật nhẹ nhàng, thanh thoát.

Thiền đường Hơi Thở Nhẹ Paris chào xuân Tân Mão


Trong cái lạnh như cắt da thịt của mùa Đông năm nay tại Pháp, Tăng thân xuất sĩ và cư sĩ của Thiền đường Hơi Thở Nhẹ đang náo nức đón Tết Tân Mão với tất cả những phong tục, tập quán của một cái Tết truyền thống xưa nơi quê nhà với cây nêu, câu đối đỏ, những cành đào, cành mai tươi thắm và đặc biệt hơn nữa là có cuộc thi gói bánh chưng vào ngày Chủ nhật 30-01-2011 (ngày 27 âm lịch), và ngày Chợ Phiên, Chủ nhật 06-02-2011(ngày mồng 4 Tết).


Tết Kỷ Sửu ở thiền đường Hơi Thở Nhẹ

Trong cái rét lạnh căm của mùa đông nước Pháp, thiền đường HƠI THỞ NHẸ ở ngoại ô Paris vừa gần tròn một tuổi và đang chuẩn bị đón cái Tết đầu tiên thật rộn ràng hạnh phúc, ấm tình quê hương.
Ngay từ sáng thứ bảy tức ngày 29 âm lịch, chúng tôi đã đến Thiền đường cùng nhau tụng giới, làm trang nghiêm thanh tịnh tâm hồn mình, bước từng bước đi chánh niêm dọc bờ sông Marne. Dòng sông có con nước chảy êm đềm thơ mộng với những hàng cây cao dọc hai bên bờ và từng đàn cò trắng bay la đà trên mặt nước khiến ta có cảm tưởng đây là dòng sông nơi quê nhà. Hạnh phúc thật tuyệt vời và thật sảng khoái khi chợt nhớ đến câu thơ của cụ Nguyễn công Trứ: Kho trời chung mà vô tận của mình riêng.

Gieo hạt hiểu thương

Lạy Phật,
Con xin chịu trách nhiệm về cuộc đời con và con nguyện sẽ không sợ hãi khổ đau khi biết rằng chính những khổ đau ấy làm cho con trưởng thành, vững chãi. Cuộc sống có ý nghĩa là cuộc sống luôn ý thức được rằng khổ đau của nhân loại là một hiện thực. Chẳng bao giờ con dám quên hiện thực ấy bằng cách lắng chìm trong nỗi khổ đau nhỏ bé của riêng con. […]