Thiền hành trên đất Bụt
|
Cuộc đời đức Bụt là một thiên hùng ca tuyệt đẹp, tạo cảm hứng cho không biết bao nhiêu người trên thế giới trong hơn 2500 năm qua. Được viếng thăm những Phật tích ở Ấn Độ là một điều rất quan trọng cho người thực tập đạo Bụt, “là một phước đức lớn trong cuộc đời”. Từ 24/02/2013 đến 13/03/2013 Học viện đã tổ chức chuyến hành hương về ẤN Độ với chủ đề Theo Dấu Chân Bụt với 44 vị cư sĩ và 11 vị xuất sĩ tham dự. Chuyến hành hương này cũng là một khóa tu theo truyền thống tu học của Làng Mai. Đây là cơ hội ôn lại cuộc đời của Bụt qua những bài pháp thoại về sự tích Bụt đản sanh, thành đạo, chuyển pháp luân, nhập niết bàn.
Theo lịch trình, đoàn đã đến thăm, đảnh lễ các thánh tích như thành Câu Thi La – nơi Bụt chọn điểm dừng chân lần cuối cùng trong suốt cuộc đời hoằng pháp độ sanh để vào Niết Bàn; nước Vaishali – một trong tám nước được tôn thờ một phần Xá Lợi của Bụt và cũng là nơi kết tập kinh điển lần thứ 2 của Hội Đồng Tăng Già gồm 700 vị A La Hán, sau khi Bụt nhập Niết Bàn khoảng 110 năm; Bồ Đề Đạo Tràng- nơi Đức Thế Tôn thành tựu Vô Thượng Chánh Giác; sông Ni Liên Thuyền (Nijanyana) – nơi Bụt liệng bát giữa dòng sông, sau khi thọ nhận bát sữa của nàng Sujata cúng dường; Sông Hằng – con sông thiêng liêng, huyền bí nổi tiếng trên thế giới, thường được Bụt lấy ví dụ số cát làm số đếm để so sánh hoặc miêu tả về điều gì mỗi khi nói pháp. Ngoài ra, những sinh hoạt khác như thiền tọa thiền hành, pháp đàm, nghe pháp thoại có mặt trong xuyên suốt chuyến đi. Người tham dự có cơ hội chiêm chiêm nghiệm về quá trình phát triển lịch sử và tư tưởng Phật giáo. Chuyến đi này đã để lại trong lòng mỗi người những cảm xúc khác nhau, BBT xin gởi đến quý độc giả bài ghi nhận sau.
Chúng con, Tăng thân Paris với những chia sẻ trễ tràng nhất bởi vì sau cuộc hành hương chiêm bái Phật tích ở Ấn Độ, chúng con lại được may mắn đi tham quan thêm hai nước nữa là Sri Lanka và Maldives. Cuộc hành trình khá dài đã cho chúng con thêm nhiều khám phá mới lạ song cũng khá vất vả vì phải thường xuyên di chuyển đó đây.
Hôm nay, sau bốn ngày được về nhà an toàn dưỡng sức, chúng con xin mạo muội ghi lại một vài cảm nhận trong chuyến hành hương và tham quan thật may mắn này trong cuộc đời chúng con. Trước tiên chúng con xin gửi lời tri ân sâu dày của chúng con đến quý thầy Pháp Ấn, thầy Quảng Ảnh , thầy Thiện Nghiêm, sư cô Song Nghiêm cùng quí thầy, quý sư cô Phật Học Viện và toàn thể đại chúng đã cùng nhau xây dựng một cảnh giới thật an lạc, nhẹ nhàng thảnh thơi và đầy tình thương. Dù là tăng thân khắp chốn, chưa hề quen biết nhau, nhưng đã là đệ tử Bụt và là con của Sư Ông nên trong suốt hành trình dài gần ba tuần lễ, mọi người đã đùm bọc, thương yêu, che chở, chăm sóc cho nhau như ruột thịt. Những tình cảm thiêng liêng này chắc chắn sẽ lắng đọng trong lòng chúng con thật bền lâu, thật trân trọng!
Thầy Pháp Ấn chia sẻ pháp thoại thật khoa học và có tích cách đột phá, gây ấn tuợng mạnh cho tất cả chúng con. Chúng con rất cám ơn Thầy đã cho chúng con phải động não một cách thật tích cực.
Những ngày đầu được đi thăm viếng các thánh tích, trong lúc cơ thể còn khỏe mạnh, đầy năng lượng và với óc tò mò khám phá, lại được hai thầy Quảng Ảnh và thầy Thiện Nghiêm với kiến thức Phật học thật uyên bác và hùng biện đã cho chúng con nếm không biết bao nhiêu là mật ngọt của cuộc đi “thỉnh kinh ” đầy thú vị và phước báu vô song này! Những giọt nước mắt cứ lăn dài khi chúng con bước vào vườn Kỳ Xá Viên, nơi ông Cấp Cô Độc đã trải vàng mua đất làm cư xá cho Bụt và tăng đoàn cư trú để tu học. Rồi đến vườn Lâm Tỳ Ni nơi đức Bụt đản sinh, chúng con đã bật khóc thật nhiều vì quá hạnh phúc khi nhìn thấy tận mắt nơi Ngài được sinh ra. Giáo pháp của Ngài đã giúp chúng con vượt qua bánh xe khổ đế đã bao lần nghiền nát tâm hồn chúng con, nên hôm nay được về thăm lại quê hương của Ngài làm sao chúng con không xúc động cho được. Đi nhiễu quanh nơi thánh địa này với ràn rụa nước mắt, chúng con luôn tự hỏi phước báu nào đã cho chúng con cái may mắn như ngày hôm nay?
Buổi chiều, cả tăng thân cùng ngồi trên nền gạch đổ nát còn sót lại để hoài niệm về vương thành Ca Tỳ La Vệ ngày xưa của vua Tịnh Phạn. Chúng con bùi ngùi, man mác buồn bởi những đổi thay, tan tác vì cảnh vô thường biến đổi, tang thương! Nhưng nỗi buồn hiu hắt và trầm mặc nhất là khi thăm viếng nơi đức Bụt nhập diệt nằm giữa hai cây sa la. Đi nhiễu quanh nơi Ngài nằm mà nước mắt chúng con cứ thi nhau tuôn chảy. Được hai thầy Quảng Ảnh và Thiện Nghiêm trình bày tường tận về việc chuẩn bị cho sự ra đi vĩnh viễn của Bụt, chúng con sững sờ thán phục trước sự can đảm, kiên cường vượt khó khăn, trở ngại của Ngài. Đã 80 tuổi mà Ngài vẫn đi bộ đến 200km cây số trước khi đến Sa La song thọ để nhập diệt. Ngài lại còn chu đáo đến từng chi tiết nhỏ để chuẩn bị cho sự ra đi của Ngài sẽ không làm phiền hà đến người đã cúng dường bữa cơm cuối cùng cho Ngài.
Vẫn còn những hình ảnh của cảnh cũ người xưa, vẫn còn những chú bé chăn trâu nghèo khó như Svastika, những căn chòi lụp xụp, đổ nát là nơi cư ngụ của những con người nghèo khổ, lam lũ, già nua, bệnh tật. Vẫn còn nhiều những em bé gầy gò, hốc hác, trơ xương đang chìa tay xin tiền những người qua đường.Trước những cảnh đói nghèo, khốn khổ này mà không cách gì giúp đỡ được, chúng con thật nghẹn ngào và vô cùng kính ngưỡng thán phục trước cuộc cách mạng làm bật tung gốc rễ của kỳ thị và phân chia giai cấp thật khốc liệt vào thời ấy, Ngài đã kiên cường, anh dũng đương đầu trước bao chống phá của ngoại đạo. Ngài đã mạnh dạn khẳng định “tất cả mọi người đều bình đẳng và đều có Phật tánh như nhau. Không có sự khác biệt khi máu mọi người cùng đỏ và nước mắt cùng mặn”. Và tăng đoàn của Ngài gồm cả những bậc vương tôn công tử lẫn những người thuộc giai cấp hạ tiện như người gánh phân, tướng cướp Angulimala, cô gái làng chơi, chú bé chăn trâu nghèo khổ Svastika… Tất cả đều được đối xử bình đẳng như nhau khi đã được làm sa môn trong Tăng đoàn của Bụt.
Cả cuộc đời theo Bụt, học hỏi và hành trì theo lời dạy của Ngài với tất cả sự chiêm ngưỡng kính trọng một bậc Đại giác, chúng con không ngờ ngày nay lại được may mắn viếng thăm và đi thiền hành những bước vững chải qua những nơi mà cách đây hơn 2600 năm, đức Bụt đã đi qua. Có lúc đang vừa đi vừa theo dõi hơi thở, chúng con chợt nhớ đến ngày xưa ngài La Hầu La đi mất chánh niệm đã bị Bụt kêu lại rầy và con tự nhủ thầm “Bụt ơi, chúng con đang đi sau Ngài đây. Chúng con đang hạnh phúc lắm Bụt có biết không? “. Chúng con được ngồi thiền ở những nơi mà ngày xưa Ngài đã ngồi, được ngắm mặt trời lên nơi núi Thứu, được nếm vị an lạc, trong lành của buổi sáng cạnh cây bồ đề mà khi xưa Ngài đã bừng ngộ khi sao mai xuất hiện. Chúng con đã mỉm cười nhẹ nhàng trong đêm khi nghĩ đến phút giây mầu nhiệm đã đến với Ngài sau 49 ngày đêm thiền tọa miên mật. Chúng con chợt nhớ đến câu nói đầu tiên khi Bụt vừa thành đạo “lạ quá ! cái Phật tánh này tất cả chúng sanh đều đã có sẵn trong mỗi người, mà tại sao lại cứ phải trôi lăn, lênh đênh chìm nổi trong khổ đau, phiền muộn suốt cả cuộc đời như vậy ! ”
Chúng con đã thầm ước thời gian ngừng trôi để chúng con được hưởng mãi những giây phút nhẹ nhàng, thanh thoát, thơm tho của buổi bình minh nơi đây. Tiếng chim hót vang lừng cảbầu trời như nhắc nhở mọi người nên tỉnh thức sống thật an lành, hạnh phúc trong hiện tại nhiệm mầu. Bài thơ tuyệt tác của Sư Ông diễn tả lại giây phút Ngài thành đạo đã đem đến niềm an lạc sâu lắng trong tâm hồn chúng
Trời khuya sao mai hiện
Vũ trụ ngát hương quỳnh
Phút giây mầu nhiệm đến
Anh vũ gọi bình minh
Đi nhiễu quanh nơi Thánh địa tôn nghiêm này, chúng con đắm mình trong không khí nhẹ nhàng, khinh an của một ngày mới bắt đầu. Chúng con đang nếm từng giọt hạnh phúc quí hiếm cuối cùng nơi đây! .
Đến ngày cuối ở Bồ Đề Đạo Tràng thì một biến cố nhỏ đã xảy ra cho chúng con cùng một vài thành viên trong đoàn, đêm hôm ấy chúng con bị nôn mửa và suốt ngày hôm sau thì bị tiêu chảy. Điều này đã làm sức khỏe chúng con bị suy sụp nên cái cảm giác háo hức, sung sướng khi được thăm viếng tứ động tâm cuối cùng là nơi Bụt chuyển pháp luân cho năm anh em ông Kiều Trần Như đã không còn như trước nữa! Thật đáng tiếc cho chúng con. Vì bị kiệt sức do nhịn ăn, chỉ uống nước nóng, chúng con không còn những xúc động ban đầu, mỗi khi đi qua một thánh tích thiêng liêng trân quý. Chúng con vô cùng ân hận và tiếc nuối nhưng lực bất tòng tâm, đành chịu vậy, không thể làm sao được khi sức khỏe không ổn định !
Hành trình “ đi thỉnh kinh” ở Ấn Độ qua đi thật nhanh với bao nhiêu kỷ niệm đẹp của tình huynh đệ, tình đồng hương, đồng đạo. Những gian nan vất vả của lộ trình dài, rày đây mai đó đã chất chứa biết bao nghĩa tình của anh chị em và các cháu trong đoàn. Từng gương mặt, từng ánh mắt, từng nụ cười, từng câu chuyện vui đang được ấp ủ trong lòng mọi người như những kỷ vật được nâng niu, được trân quí .
Chúng con chuẩn bị hành lý để khởi hành thật sớm vào ngày chia tay.Và lẽ đương nhiên mỗi người đều có “sóng ở trong lòng”, một thoáng buồn phảng phất! Cả ba chị em trong Tăng thân Paris chúng con đã rời khách sạn từ 4 giờ sáng để ra phi trường cho kịp chuyến bay đi Sri Lanka. Chúng con cảm động đến nghẹn lời khi thấy hai thầy Thiện Nghiêm và Quảng Ảnh cũng đã thức dậy để từ giã và lo lắng cho chúng con. Tình thương và sự chăm sóc của hai thầy, chúng con chẳng biết lấy gì đền đáp.
Xin từ giã đất nước Ấn Độ với những đền thờ kiến trúc thật vĩ đại, đồ sộ, nguy nga tráng lệ bên cạnh những người dân gầy gò, lam lũ, mệt nhọc, những em bé đói khổ lầm than, suốt ngày lê la đi xin ăn và sống lăn lóc bên những đống rác dơ bẩn .
Dường như có một chút vị đắng len lén ở trong lòng!
Theo lịch trình, đoàn đã đến thăm, đảnh lễ các thánh tích như thành Câu Thi La – nơi Bụt chọn điểm dừng chân lần cuối cùng trong suốt cuộc đời hoằng pháp độ sanh để vào Niết Bàn; nước Vaishali – một trong tám nước được tôn thờ một phần Xá Lợi của Bụt và cũng là nơi kết tập kinh điển lần thứ 2 của Hội Đồng Tăng Già gồm 700 vị A La Hán, sau khi Bụt nhập Niết Bàn khoảng 110 năm; Bồ Đề Đạo Tràng- nơi Đức Thế Tôn thành tựu Vô Thượng Chánh Giác; sông Ni Liên Thuyền (Nijanyana) – nơi Bụt liệng bát giữa dòng sông, sau khi thọ nhận bát sữa của nàng Sujata cúng dường; Sông Hằng – con sông thiêng liêng, huyền bí nổi tiếng trên thế giới, thường được Bụt lấy ví dụ số cát làm số đếm để so sánh hoặc miêu tả về điều gì mỗi khi nói pháp. Ngoài ra, những sinh hoạt khác như thiền tọa thiền hành, pháp đàm, nghe pháp thoại có mặt trong xuyên suốt chuyến đi. Người tham dự có cơ hội chiêm chiêm nghiệm về quá trình phát triển lịch sử và tư tưởng Phật giáo. Chuyến đi này đã để lại trong lòng mỗi người những cảm xúc khác nhau, BBT xin gởi đến quý độc giả bài ghi nhận sau.
Chúng con, Tăng thân Paris với những chia sẻ trễ tràng nhất bởi vì sau cuộc hành hương chiêm bái Phật tích ở Ấn Độ, chúng con lại được may mắn đi tham quan thêm hai nước nữa là Sri Lanka và Maldives. Cuộc hành trình khá dài đã cho chúng con thêm nhiều khám phá mới lạ song cũng khá vất vả vì phải thường xuyên di chuyển đó đây.
Hôm nay, sau bốn ngày được về nhà an toàn dưỡng sức, chúng con xin mạo muội ghi lại một vài cảm nhận trong chuyến hành hương và tham quan thật may mắn này trong cuộc đời chúng con. Trước tiên chúng con xin gửi lời tri ân sâu dày của chúng con đến quý thầy Pháp Ấn, thầy Quảng Ảnh , thầy Thiện Nghiêm, sư cô Song Nghiêm cùng quí thầy, quý sư cô Phật Học Viện và toàn thể đại chúng đã cùng nhau xây dựng một cảnh giới thật an lạc, nhẹ nhàng thảnh thơi và đầy tình thương. Dù là tăng thân khắp chốn, chưa hề quen biết nhau, nhưng đã là đệ tử Bụt và là con của Sư Ông nên trong suốt hành trình dài gần ba tuần lễ, mọi người đã đùm bọc, thương yêu, che chở, chăm sóc cho nhau như ruột thịt. Những tình cảm thiêng liêng này chắc chắn sẽ lắng đọng trong lòng chúng con thật bền lâu, thật trân trọng!
Ấn Độ- xúc cảm khó quên
Những ngày đầu được đi thăm viếng các thánh tích, trong lúc cơ thể còn khỏe mạnh, đầy năng lượng và với óc tò mò khám phá, lại được hai thầy Quảng Ảnh và thầy Thiện Nghiêm với kiến thức Phật học thật uyên bác và hùng biện đã cho chúng con nếm không biết bao nhiêu là mật ngọt của cuộc đi “thỉnh kinh ” đầy thú vị và phước báu vô song này! Những giọt nước mắt cứ lăn dài khi chúng con bước vào vườn Kỳ Xá Viên, nơi ông Cấp Cô Độc đã trải vàng mua đất làm cư xá cho Bụt và tăng đoàn cư trú để tu học. Rồi đến vườn Lâm Tỳ Ni nơi đức Bụt đản sinh, chúng con đã bật khóc thật nhiều vì quá hạnh phúc khi nhìn thấy tận mắt nơi Ngài được sinh ra. Giáo pháp của Ngài đã giúp chúng con vượt qua bánh xe khổ đế đã bao lần nghiền nát tâm hồn chúng con, nên hôm nay được về thăm lại quê hương của Ngài làm sao chúng con không xúc động cho được. Đi nhiễu quanh nơi thánh địa này với ràn rụa nước mắt, chúng con luôn tự hỏi phước báu nào đã cho chúng con cái may mắn như ngày hôm nay?
Lễ tắm Bụt tại vườn Lâm Tỳ Ni |
Buổi chiều, cả tăng thân cùng ngồi trên nền gạch đổ nát còn sót lại để hoài niệm về vương thành Ca Tỳ La Vệ ngày xưa của vua Tịnh Phạn. Chúng con bùi ngùi, man mác buồn bởi những đổi thay, tan tác vì cảnh vô thường biến đổi, tang thương! Nhưng nỗi buồn hiu hắt và trầm mặc nhất là khi thăm viếng nơi đức Bụt nhập diệt nằm giữa hai cây sa la. Đi nhiễu quanh nơi Ngài nằm mà nước mắt chúng con cứ thi nhau tuôn chảy. Được hai thầy Quảng Ảnh và Thiện Nghiêm trình bày tường tận về việc chuẩn bị cho sự ra đi vĩnh viễn của Bụt, chúng con sững sờ thán phục trước sự can đảm, kiên cường vượt khó khăn, trở ngại của Ngài. Đã 80 tuổi mà Ngài vẫn đi bộ đến 200km cây số trước khi đến Sa La song thọ để nhập diệt. Ngài lại còn chu đáo đến từng chi tiết nhỏ để chuẩn bị cho sự ra đi của Ngài sẽ không làm phiền hà đến người đã cúng dường bữa cơm cuối cùng cho Ngài.
Vẫn còn những hình ảnh của cảnh cũ người xưa, vẫn còn những chú bé chăn trâu nghèo khó như Svastika, những căn chòi lụp xụp, đổ nát là nơi cư ngụ của những con người nghèo khổ, lam lũ, già nua, bệnh tật. Vẫn còn nhiều những em bé gầy gò, hốc hác, trơ xương đang chìa tay xin tiền những người qua đường.Trước những cảnh đói nghèo, khốn khổ này mà không cách gì giúp đỡ được, chúng con thật nghẹn ngào và vô cùng kính ngưỡng thán phục trước cuộc cách mạng làm bật tung gốc rễ của kỳ thị và phân chia giai cấp thật khốc liệt vào thời ấy, Ngài đã kiên cường, anh dũng đương đầu trước bao chống phá của ngoại đạo. Ngài đã mạnh dạn khẳng định “tất cả mọi người đều bình đẳng và đều có Phật tánh như nhau. Không có sự khác biệt khi máu mọi người cùng đỏ và nước mắt cùng mặn”. Và tăng đoàn của Ngài gồm cả những bậc vương tôn công tử lẫn những người thuộc giai cấp hạ tiện như người gánh phân, tướng cướp Angulimala, cô gái làng chơi, chú bé chăn trâu nghèo khổ Svastika… Tất cả đều được đối xử bình đẳng như nhau khi đã được làm sa môn trong Tăng đoàn của Bụt.
Cả cuộc đời theo Bụt, học hỏi và hành trì theo lời dạy của Ngài với tất cả sự chiêm ngưỡng kính trọng một bậc Đại giác, chúng con không ngờ ngày nay lại được may mắn viếng thăm và đi thiền hành những bước vững chải qua những nơi mà cách đây hơn 2600 năm, đức Bụt đã đi qua. Có lúc đang vừa đi vừa theo dõi hơi thở, chúng con chợt nhớ đến ngày xưa ngài La Hầu La đi mất chánh niệm đã bị Bụt kêu lại rầy và con tự nhủ thầm “Bụt ơi, chúng con đang đi sau Ngài đây. Chúng con đang hạnh phúc lắm Bụt có biết không? “. Chúng con được ngồi thiền ở những nơi mà ngày xưa Ngài đã ngồi, được ngắm mặt trời lên nơi núi Thứu, được nếm vị an lạc, trong lành của buổi sáng cạnh cây bồ đề mà khi xưa Ngài đã bừng ngộ khi sao mai xuất hiện. Chúng con đã mỉm cười nhẹ nhàng trong đêm khi nghĩ đến phút giây mầu nhiệm đã đến với Ngài sau 49 ngày đêm thiền tọa miên mật. Chúng con chợt nhớ đến câu nói đầu tiên khi Bụt vừa thành đạo “lạ quá ! cái Phật tánh này tất cả chúng sanh đều đã có sẵn trong mỗi người, mà tại sao lại cứ phải trôi lăn, lênh đênh chìm nổi trong khổ đau, phiền muộn suốt cả cuộc đời như vậy ! ”
Thành Ca Tỳ La Vệ |
Ngồi thiền tại Bồ Đề Đạo Tràng |
Chúng con đã thầm ước thời gian ngừng trôi để chúng con được hưởng mãi những giây phút nhẹ nhàng, thanh thoát, thơm tho của buổi bình minh nơi đây. Tiếng chim hót vang lừng cảbầu trời như nhắc nhở mọi người nên tỉnh thức sống thật an lành, hạnh phúc trong hiện tại nhiệm mầu. Bài thơ tuyệt tác của Sư Ông diễn tả lại giây phút Ngài thành đạo đã đem đến niềm an lạc sâu lắng trong tâm hồn chúng
Trời khuya sao mai hiện
Vũ trụ ngát hương quỳnh
Phút giây mầu nhiệm đến
Anh vũ gọi bình minh
Đi nhiễu quanh nơi Thánh địa tôn nghiêm này, chúng con đắm mình trong không khí nhẹ nhàng, khinh an của một ngày mới bắt đầu. Chúng con đang nếm từng giọt hạnh phúc quí hiếm cuối cùng nơi đây! .
Đến ngày cuối ở Bồ Đề Đạo Tràng thì một biến cố nhỏ đã xảy ra cho chúng con cùng một vài thành viên trong đoàn, đêm hôm ấy chúng con bị nôn mửa và suốt ngày hôm sau thì bị tiêu chảy. Điều này đã làm sức khỏe chúng con bị suy sụp nên cái cảm giác háo hức, sung sướng khi được thăm viếng tứ động tâm cuối cùng là nơi Bụt chuyển pháp luân cho năm anh em ông Kiều Trần Như đã không còn như trước nữa! Thật đáng tiếc cho chúng con. Vì bị kiệt sức do nhịn ăn, chỉ uống nước nóng, chúng con không còn những xúc động ban đầu, mỗi khi đi qua một thánh tích thiêng liêng trân quý. Chúng con vô cùng ân hận và tiếc nuối nhưng lực bất tòng tâm, đành chịu vậy, không thể làm sao được khi sức khỏe không ổn định !
Hành trình “ đi thỉnh kinh” ở Ấn Độ qua đi thật nhanh với bao nhiêu kỷ niệm đẹp của tình huynh đệ, tình đồng hương, đồng đạo. Những gian nan vất vả của lộ trình dài, rày đây mai đó đã chất chứa biết bao nghĩa tình của anh chị em và các cháu trong đoàn. Từng gương mặt, từng ánh mắt, từng nụ cười, từng câu chuyện vui đang được ấp ủ trong lòng mọi người như những kỷ vật được nâng niu, được trân quí .
Chúng con chuẩn bị hành lý để khởi hành thật sớm vào ngày chia tay.Và lẽ đương nhiên mỗi người đều có “sóng ở trong lòng”, một thoáng buồn phảng phất! Cả ba chị em trong Tăng thân Paris chúng con đã rời khách sạn từ 4 giờ sáng để ra phi trường cho kịp chuyến bay đi Sri Lanka. Chúng con cảm động đến nghẹn lời khi thấy hai thầy Thiện Nghiêm và Quảng Ảnh cũng đã thức dậy để từ giã và lo lắng cho chúng con. Tình thương và sự chăm sóc của hai thầy, chúng con chẳng biết lấy gì đền đáp.
Xin từ giã đất nước Ấn Độ với những đền thờ kiến trúc thật vĩ đại, đồ sộ, nguy nga tráng lệ bên cạnh những người dân gầy gò, lam lũ, mệt nhọc, những em bé đói khổ lầm than, suốt ngày lê la đi xin ăn và sống lăn lóc bên những đống rác dơ bẩn .
Dường như có một chút vị đắng len lén ở trong lòng!
Khổ Hạnh Lâm |
Tích Lan- tiếp tục hành trình
rượi thiên nhiên. Từ phi trường đi về khách sạn chúng con ở Negombo là ngút ngàn những hàng dừa xanh khiến chúng con có cảm tưởng như đang ở Bến Tre quê hương Việt Nam. Khách sạn chúng con ở là một tòa nhà có kiến trúc cổ tây phương, đằng trước có nhiều cây chen lẫn với những cây bông giấy, bông sứ , những cây kiểng trông rất đẹp mắt và thơ mộng. Ngoài xa kia là biển rộng, sông dài với trời nước mênh mông. Mỗi buổi sáng, khoảng 5 giờ chúng con ra ngồi thiền cạnh bờ sông, nghe tiếng sóng vỗ bì bỏm và hít khí trời trong sạch cùng với mùi thơm của hoa sứ, chúng con thấy như mình đang ở cõi tịnh độ vậy.
Ngồi yên để thưởng thức cái đẹp của thiên nhiên cho đến khi nhìn thấy mặt trời đỏ rực xuất hiện ở ngoài khơi, chúng con mới đi vào nhà.
Được làm con nhà thiền đã khá lâu nên chúng con cũng biết tận hưởng những chân thiện mỹ của đất trời như cụ Nguyễn Công Trứ đã có lần thốt “Kho trời chung mà vô tận của mình riêng”
Ở Negombo hai ngày, chúng con thuê xe lam đi dọc theo bờ biển để tìm hiểu đời sống của người dân tại đây. Đặc biệt là dân chúng vùng này theo đạo Thiên Chúa nên cả một vùng quê đi cách một quãng lại có nhà thờ. Dừa xanh bao phủ khắp nơi, phong cảnh y hệt như làng quê Việt Nam .
Đến một nơi có biển đẹp, chúng con đi xuống tắm. Cát trắng ,nước biển trong xanh, sạch sẽ và đẹp, chúng con tha hồ thở hít không khí trong lành của biển cả mênh mông. Sau đó chúng con nằm ngủ trên lưng một chiếc thuyền nhỏ của ngư phủ được úp trên bờ. Có một chiếc lều nhỏ thô sơ bằng lá được dựng cạnh thuyền để che mưa nắng nên chúng con rất hạnh phúc đánh một giấc ngủ thật ngon đến xế chiều. Sức khỏe chúng con đã tương đối bình phục trở lại.
Ngày thứ ba, chúng con thuê taxi đi về Kandy, chiêm ngưỡng tượng Bụt, con người và cảnh quan đẹp đẽ tại đây. Sau đó chúng con đi về thủ đô Tích Lan là Colombo. Đường phố nơi đây đẹp quá ! Chúng con ngồi xe Lam đi tham quan mỗi ngày mà cứ tấm tắc trầm trồ khen mãi. Màu xanh của cây trái luôn được bảo vệ chăm sóc, ngay giữa thủ đô xe cộ qua lại mà vẫn luôn có cây xanh và bóng mát bao phủ.
Chúng con đi thăm viện bảo tàng và nhà hát được xây cất rất hiện đại và mỹ thuật. Một sự may mắn tình cờ, chúng con được tham dự buổi tập dợt của những ca sĩ khiếm thị hát opera rất hay. Sau đó chúng con đi viếng ngôi chùa nổi tiếng của thủ đô Tích lan. Buổi chiều, chúng con lại tình cờ khám phá ra ngôi chùa nổi ở giữa hồ rất thơ mộng và thanh tịnh.
Tuy chỉ có 5 ngày ngắn ngủi ở Sri Lanka nhưng đã cho chúng con rất nhiều ấn tượng đẹp về đất nước Phật giáo thật thanh lịch, tao nhã, hiếu khách này. Chúng con bay sang quần đảo Maldives thật đẹp với biển xanh, cát trắng và những đảo san hô bao quanh. Đây là một đất nước theo đạo Hồi nên chúng con hết sức cẩn thận. Vừa đến phi trường, hải quan đã chận lại không cho phép mang tượng Phật vào nước họ. Chúng con đành phải để họ giữ tại phi trường, chờ khi nào về mới được lấy lại.
Phải nói là thiên nhiên quá ưu đãi cho đất nước này. Biển vô cùng đẹp và không có sóng lớn, không quá sâu, phần biển sâu nhất chỉ ngang tới bụng, vì nhờ có một quần đảo san hô ở ngoài khơi bao quanh nên du khách đến tắm thật an toàn.
Kết thúc cuộc hành trình sau hơn một tháng xa nhà, chúng con về lại Paris an toàn, khỏe mạnh được người thân ra chờ ở phi trường từ hơn một giờ trước khi máy bay đáp. Chuyện đi “thỉnh kinh” ở Ấn Độ với bao nhiêu kỷ niệm đẹp cùng Tăng thân chắc con sẽ kể dài dài cho nhà con và các cháu nghe hằng vài tháng mới hết chuyện.
Một lần nữa, chúng con xin tri ân và đa tạ những đóng góp công sức cùng tấm lòng của quí thầy, quí Sư Cô và toàn thể đại chúng cho chuyến đi hành hương lịch sử này.
Với thật nhiều thương yêu và trân trọng.
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire